Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Nhìn lại các vụ sáp nhập trong lịch sử

Thương vụ sáp nhập CTCP Mirae Fiber (KMF) vào CTCP Mirae (KMR) là trường hợp sáp nhập 2 DN niêm yết đầu tiên trên TTCK Việt Nam. Theo đó, ngày 28/1/2010, toàn bộ cổ phiếu KMF đã được chuyển đổi sang cổ phiếu KMR với tỷ lệ 1:1,35 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu KMF sẽ được chuyển đổi thành 1,35 cổ phiếu KMR). Cụ thể, KMR đã phát hành thêm 14 triệu cổ phiếu để mua lại 100% vốn của KMF, nâng tổng số cổ phiếu niêm yết của KMR lên 27,3 triệu đơn vị. Sau khi sáp nhập, công ty mới giữ mã chứng khoán là KMR và tiếp tục niêm yết trên sàn HOSE, trong khi KMF hủy niêm yết trên sàn HNX.

>> Loại trừ nợ xấu - Habubank kiểm soát rủi ro lãi suất
>> Habubank và những lợi ích sau khi hết nợ xấu


Sau đó, ngày 5/5/2010, CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) và CTCP Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) cùng niêm yết trên HOSE cũng đã sáp nhập thành công sau một lần trễ hẹn do ĐHCĐ CTCP Xi măng Hà Tiên 2 không chấp nhận tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu đưa ra trước đó. Cuối cùng, việc sáp nhập đã thành công với tỷ lệ chuyển đổi là 1:1.

Thương vụ lớn nhất sáp nhập là việc CTCP Kinh Đô (KDC) phát hành hơn 18,24 triệu cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của CTCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và CTCP Kido. Trong đó, KDC dùng 13.749.288 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu NKD (1,1 cổ phiếu NKD đổi 1 cổ phiếu KDC) và 4.495.455 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu Kido (1,1 cổ phiếu Kido đổi 1 cổ phiếu KDC). Vốn điều lệ của Kinh Đô sau sáp nhập là 1.195,178 tỷ đồng.

Tất cả các thương vụ trên đều diễn ra theo phương pháp cổ phiếu của công ty bị sáp nhập hủy niêm yết, trong khi công ty sáp nhập sẽ phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện mua lại 100% cổ phiếu của công ty bị sáp nhập. Tuy nhiên, trong trường hợp Habubank - SHB, giải thích của VCBS có thể dẫn đến cách hiểu rằng, cổ đông của cả hai ngân hàng đều được hoán đổi lấy cổ phiếu của một ngân hàng mới. Như vậy, cổ phiếu của ngân hàng mới này phải được xác định lại giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, hai ngân hàng có thể chọn giải pháp cùng hủy niêm yết, để sau khi sáp nhập có thể niêm yết lại với giá tham chiếu mới được xác định lại. Đây có lẽ là lời giải tối ưu nhất cho bài toán sáp nhập hai ngân hàng này mà không gây sự xáo trộn trên thị trường.   

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Lương duyên giữa Habubank và SHB đang trong giai đoạn 2

Ngân hàng Nhà nước chiều 15/6 công bố văn bản số 3651, trong đó nêu rõ Thống đốc Nguyễn Văn Bình chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập Habubank vào SHB, sau khi SHB đã trình đề án hôm 12/6.

Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước SHB và Habubank sẽ phải hoàn tất hồ sơ theo quy định hiện hành để trình Thống đốc xem xét, chấp thuận sáp nhập chính thức.

Phương án sáp nhập được hơn 85% cổ đông Habubank thông qua tại Đại hội cổ đông hôm 28/4. Một tuần sau, Ngân hàng Nhà nước lên tiếng ủng hộ giải pháp tái cơ cấu tự nguyện này với mong muốn giảm bớt ngân hàng yếu kém và tăng năng lực cạnh tranh của cả hệ thống.

Sau sáp nhập, Habubank sẽ không còn giữ được thương hiệu đã gây dựng bao năm của mình, mà phải theo tên của bên nhận sáp nhập là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Vốn điều lệ của ngân hàng mới dự kiến gần 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng. Nguyên nhân khiến Habubank phải sáp nhập vào SHB là khoản nợ 3.000 tỷ đồng cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vay có nguy cơ mất vốn. Ngoài ra, nợ xấu tính đết hết tháng 2 của Habubank là 16,06%, gần gấp 3 lần mức bình quân thị trường lúc đó.

Habubank trước sáp nhập có vốn điều lệ hơn 4.000 tỷ đồng, trong khi vốn của SHB hơn 4.800 tỷ đồng. Cả hai đều đang niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nếu so về thời gian hoạt động, Habubank có bề dày kinh nghiệm với hơn 23 năm và là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên được thành lập tại Việt Nam. Trong khi đó, SHB có nguồn gốc là một ngân hàng cổ phần nông thôn (Ngân hàng Nhơn Ái - thành lập năm 1993) trước khi được bầu Hiển rót vốn đầu tư và chuyển đổi thành ngân hàng đô thị vào năm 2006. Ông Đỗ Quang Hiển hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB, thường được giới hâm mộ bóng đá biết đến với cái tên "bầu Hiển".

Trên diễn đàn Quốc hội tuần qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết có 9 ngân hàng yếu kém cần hoàn tất phương án xử lý ngay quý II. Ngân hàng Nhà nước cho biết chỉ trực tiếp ra tay xử lý chừng nào các ngân hàng này không thể tự đưa ra giải pháp tái cơ cấu cho mình.

Ông cũng cho biết thêm, nợ xấu trong toàn hệ thống tiếp tục gia tăng, nếu như đầu năm chỉ là 6% thì hiện đã lên tới 10%, đòi hỏi phải xử lý để khơi thông dòng vốn đang tắc lại trong các ngân hàng. Ý tưởng lập công ty mua bán - xử lý nợ xấu với quy mô 100.000 tỷ đồng đã được đưa ra, nhưng Thống đốc cho biết vẫn chưa thể công bố chi tiết kế hoạch triển khai.

Ngoại trừ 3 ngân hàng phải hợp nhất cuối năm ngoái, hiện chưa có trường hợp yếu kém nào bị xử lý theo kế hoạch tái cơ cấu tổng thể của Ngân hàng Nhà nước.

>> Nợ xấu Habubank được khép lại
>> Habubank vượt qua khó khăn về nợ xấu

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Sau sáp nhập Habubank hết nợ xấu trong năm 2012

Thống đốc NHNN chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội theo Đề án sáp nhập trình NHNN kèm theo Công văn số 110/HĐQT ngày 12/6/2012 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.

Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị của SHB, cho biết, trong đề án sáp nhập với SHB mà Habubank đã trình ra Đại hội cổ đông, có một chi tiết sẽ điều chỉnh khi trình ra đại hội của SHB. Cụ thể, trong đề án của Habubank là sau sáp nhập 3 năm sẽ xử lý xong khoản lỗ 1.829 tỷ đồng của Habubank, nhưng dự kiến tại đại hội của SHB số lỗ này sẽ xử lý ngay trong năm 2012. Dự kiến, ngân hàng sau sáp nhập sẽ có lãi vào năm 2013.

Cũng theo ông Hiển, sau sáp nhập, vẫn không "trộn" 2 ngân hàng về nhân sự, cơ cấu... mà tổ chức, cơ chế hoạt động của Habubank vẫn được giữ nhưng theo định hướng của SHB. SHB chủ yếu hỗ trợ thêm nguồn vốn, lãi suất cho Habubank vì nguồn tiền của SHB hiện dồi dào để thực hiện điều này. Tuy nhiên, ông Hiển cho biết thêm, các cổ đông Habubank sẽ không được hưởng cổ tức trong năm 2012, vì họ đã được hưởng cổ tức khi hoán đổi cổ phiếu Habubank thành SHB là 0,21%.


Việc hoán đổi cổ phiếu Habubank thành SHB sau đại hội cổ đông sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. "Riêng hoán đổi tỷ lệ bao nhiêu do 2 bên thỏa thuận, Ngân hàng Nhà nước không can thiệp," ông Hiển nói. Sau khi thực hiện hoán đổi xong, cơ quan chức năng sẽ hủy niêm yết của cổ phiếu HBB. Còn giá cố phiểu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ do thị trường quyết định.
Theo bản đề án này, chính việc tập trung cho vay nhóm khách hàng thuộc Vinashin (chiếm tới 83% vốn điều lệ của ngân hàng) đã khiến Habubank bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng chi phí hàng năm của Habubank phải trả để duy trì dư nợ này đã khiến ngân hàng phát sinh chi phí khoảng 500 tỷ đồng/năm.

Ngoài hoạt động tín dụng, Habubank còn có một số khoản ủy thác đầu tư, đầu tư góp vốn, liên doanh, liên kết và đầu tư vào trái phiếu có khả năng sinh lời kém. Đáng nói hơn, hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) của Habubank thời gian qua cũng gặp phải những rủi ro tín dụng, trong đó có 270 tỷ đồng tiền gửi tại Công ty tài chính Caosu và hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu, Đệ Nhất, Tài chính Sông Đà và Tài chính Handico... Các khoản tiền gửi này hiện đều đang chưa thu hồi được do đối tác khó khăn về thanh khoản.

Đối với các khoản nợ "khủng" của Habubank sau khi sáp nhập, bản tóm tắt đề án đưa ra hướng giải quyết, ngay sau khi sáp nhập, ngân hàng sẽ đẩy mạnh công tác thu hồi nợ gốc và nợ lãi của các hợp đồng tại các tổ chức tín dụng đang được đánh giá là có khả năng thu hồi thấp.

Dựa vào các thông tin thu thập được và thiện chí trả nợ của các tổ chức tín dụng, khả năng thu hồi các khoản nợ này là 100% (khoảng 236 tỷ đồng). Đối với các khoản nợ xấu của Vinashin, Ngân hàng sẽ chủ động cơ cấu lại các khoản nợ này trong vòng 6-12 tháng, đồng thời trích lập thêm dự phòng rủi ro 5 năm tiếp theo sau khi sáp nhập.

Trên cơ sở các phân tích khá chi tiết, đề án nhận định rằng kế hoạch lợi nhuận trước thuế khoảng 1.850 tỷ đồng ngay trong năm 2012 là hoàn toàn khả thi, theo đó sẽ bù đắp hết lỗ phát sinh trước sáp nhập. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế dự tính là 2.115 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2012. Năm 2014, dự kiến ngân hàng sau sáp nhập sẽ đi vào hoạt động ổn định, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của SHB sẽ tăng từ 15-20% so với năm 2013.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Habubank vượt qua giai đoạn 1 của việc sáp nhập

Hết nợ xấu trong năm 2012 - Chiều 15/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố văn bản số 3651, trong đó nêu rõ Thống đốc Nguyễn Văn Bình chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập Habubank vào SHB, sau khi SHB đã trình đề án hôm 12/6.

Theo yêu cầu của NHNN, SHB và Habubank sẽ phải hoàn tất hồ sơ theo quy định hiện hành để trình thống đốc xem xét, chấp thuận sáp nhập chính thức. Sau sáp nhập, Habubank sẽ không còn giữ được thương hiệu đã gây dựng bao năm của mình, mà phải theo tên của bên nhận sáp nhập là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
 >> Habubank vượt qua khó khăn về nợ xấu
>>  Nợ xấu biến mất Habubank từng bước phát triển

Với thương vụ sáp nhập này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) sẽ có nguồn vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, cùng mạng lưới kinh doanh khắp cả nước... trở thành 1/10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn và thị phần.

Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu để thực hiện giao dịch sáp nhập được thực hiện như sau: 1 cổ phiếu của HBB sẽ được hoán đổi ngang bằng 0,75 cổ phiếu của SHB (mệnh giá 10.000 VND); 1 cổ phiếu của SHB sẽ được nhận thêm 0,21 cổ phiếu của SHB (mệnh giá 10.000 VND). Đối với lợi ích cổ đông của SHB, sau khi sáp nhập HBB, trong năm 2012, cổ đông SHB cũ (theo danh sách chốt trước ngày sáp nhập) sẽ được hưởng thêm 0,21 cổ phiếu/1 cổ phiếu có quyền sở hữu.

Về khoản lỗ 4.066,5 tỷ đồng của HBB, SHB khẳng định lỗ của HBB theo đánh giá lại tài sản của công ty kiểm toán đến 29/2/2012 là 4.066,5 tỷ đồng. HĐQT của SHB đã đưa ra những phương án hết sức thuyết phục, minh bạch, hiệu quả và được Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 20 của SHB (diễn ra vào tháng 5 vừa qua) đồng tình ủng hộ, đánh giá cao và đồng thuận:

Sau ĐHĐCĐ của HBB, để đảm bảo lợi ích các cổ đông và tạo thuận lợi cho sự phát triển của SHB sau sáp nhập, HĐQT HBB và SHB đã xây dựng phương án trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản vay và trái phiếu Vinashin 2.236 tỷ đồng trong vòng 5 năm, mỗi năm là 447,2 tỷ đồng. Như vậy, số lỗ lũy kế của HBB tại thời điểm 29/2/2012 là 1.829 tỷ đồng chuyển sang SHB sau sáp nhập.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Habubank tổ chức từ thiện tại tỉnh Hoà Bình

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) đã phối hợp với Câu lạc bộ tình nguyện Hy vọng (Hope) tổ chức chuyến công tác từ thiện tại xã Bình Hẻm, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Chuyến đi từ thiện lần này nằm trong khuôn khổ các hoạt động hướng về cộng đồng của Habubank nhằm hướng đến mục tiêu: cùng chung tay xây dựng cộng đồng.

Nằm cách trung tâm huyện Lạc Sơn gần 20km đường rừng, với 100% bà con đang sinh sống là người dân tộc Mường, Bình Hẻm là một xã nằm trong diện được hưởng chính sách 135 của Chính phủ. Tuy nhiên, đời sống của người dân nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Với hơn 400 suất quà bao gồm quần áo, bột ngọt, mỳ chính, đường, bột giặt, bánh kẹo trao tận tay các hộ gia đình và sách vở, bút chì, tẩy tặng các em học sinh, Habubank mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé để có thể chia sẻ những khó khăn với người dân đang sinh sống trên địa bàn xã Bình Hẻm.

Từ nhiều năm qua, công tác xã hội, từ thiện, và đóng góp cho cộng đồng luôn là một hoạt động quan trọng của Habubank. Hàng năm, Habubank vẫn trích một phần lợi nhuận để thực hiện các chương trình từ thiện, hỗ trợ cộng đồng. Đây chính là cam kết của Ngân hàng trong việc chung tay cùng các tổ chức xã hội giúp đỡ những gia đình nghèo đang sinh sống trên mọi miền của đất nước Việt Nam có cuộc sống tốt đẹp hơn và tương lai tươi sáng hơn.

Tin liên quan

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Xu hướng mua bán sáp nhập các ngân hàng

Habubank hết nợ xấu - Nếu như vào đầu tháng 12.2011, việc hợp nhất ba NH TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Sài Gòn (SCB) và Việt Nam Tín Nghĩa tạo ra một sự kiện đặc biệt trong lịch sử ngành NH vì chưa có tiền lệ, thì nay những hoạt động này được dự báo sẽ diễn ra nhiều hơn trong thời gian tới. Theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2015” vừa được Thủ tướng phê duyệt, các TCTD yếu kém trước hết sẽ được tạo một cơ chế hết sức mềm để có thể tự nguyện hợp nhất với nhau. Tất nhiên, trước khi được “se duyên”, các “bệnh nhân” này phải được điều trị theo phác đồ riêng biệt. Bước đầu là giám sát toàn diện, chặt chẽ từ quản trị, điều hành, tài chính đến hoạt động. Quá trình này, không có bất cứ NH nào được chia cổ tức, lợi nhuận, cũng như chuyển nhượng cổ phần và vốn góp tài sản. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đứng ra bảo đảm khả năng chi trả, hỗ trợ thanh khoản.


Theo TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, giải pháp này trong bối cảnh hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện và không có gì đáng ngại. “Hiện nay trần tín dụng được khống chế 15 - 17%, nếu có bơm tiền thì NH cũng khó có thể mang đi cho vay tín dụng ồ ạt. Vì vậy, chắc chắn áp lực từ lạm phát do cung tiền tăng sẽ không quá lớn khi các NH khó khăn thanh khoản chủ yếu dùng để trả nợ cho khách hàng và các NH khác”, TS Ngoạn nói.

Một cơ chế cứng rắn hơn cũng được đưa ra, trong trường hợp các TCTD yếu kém không muốn tự nguyện hợp nhất, sẽ bị bắt buộc phải sáp nhập, hoặc NHNN đứng ra chỉ đạo các NH thương mại mua lại cổ phần. Đây được xem là giải pháp mạnh tay của Chính phủ nhằm giải quyết triệt để những “ung nhọt” của hệ thống.

Hiện nay, theo tuyên bố của NHNN đang có khoảng trên dưới 10 TCTD rơi vào diện cần phải kiểm soát và cần được xử lý. Một chuyên gia trong ngành NH cho rằng, giải pháp hợp nhất giữa các TCTD sẽ khả thi hơn cả, thay vì NHNN phải ép buộc sáp nhập lại với nhau. “Theo tôi, chỉ khoảng giữa tháng 3 này hoặc cùng lắm cuối tháng sẽ có một số NH tuyên bố tự nguyện hợp nhất”, chuyên gia này nói.

Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho rằng người gửi tiền không phải lo lắng. “Chúng ta từ trước tới nay cứ nghĩ rằng mua bán, sáp nhập giữa các NH là vấn đề gì đó rất đáng sợ, người dân không được thông tin rõ nên lúc nào cũng mang tâm lý sợ NH này đổ vỡ, NH kia phá sản. Thực tế, việc này diễn ra hết sức bình thường trong hoạt động của các NH, không có chuyện phá sản, đổ vỡ ở đây”, ông Lê nói.

Mua lại và làn sóng đổi chủ?

Có lẽ thời điểm các NH hợp nhất, sáp nhập với nhau thực sự là một làn sóng đang tới rất gần. Để chuẩn bị cho thời điểm đó, tổng giám đốc một NH TMCP lớn tại Hà Nội tiết lộ NH ông đã có kế hoạch để mua lại một NH khác. Trước xu hướng tái cơ cấu NH đang diễn ra rầm rộ, nhiều chuyên gia dự báo sẽ có rất nhiều nhà băng đổi chủ. Từ thị trường vàng, một đại gia lớn cũng đã quyết định nhảy vào lĩnh vực NH.

Một chuyên gia lâu năm trong ngành tài chính cho rằng, cơ quan quản lý cần có những giải pháp chặt chẽ, thận trọng, không để cuộc tái cơ cấu trở thành cuộc chơi và sân chơi của các đại gia.

>> Habubank và những lợi ích sau khi hết nợ xấu