Theo yêu cầu của NHNN, SHB và Habubank sẽ phải hoàn tất hồ sơ theo quy định hiện hành để trình thống đốc xem xét, chấp thuận sáp nhập chính thức. Sau sáp nhập, Habubank sẽ không còn giữ được thương hiệu đã gây dựng bao năm của mình, mà phải theo tên của bên nhận sáp nhập là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
>> Nợ xấu biến mất Habubank từng bước phát triển
Với thương vụ sáp nhập này, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) sẽ có nguồn vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, cùng mạng lưới kinh doanh khắp cả nước... trở thành 1/10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn và thị phần.
Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu để thực hiện giao dịch sáp nhập được thực hiện như sau: 1 cổ phiếu của HBB sẽ được hoán đổi ngang bằng 0,75 cổ phiếu của SHB (mệnh giá 10.000 VND); 1 cổ phiếu của SHB sẽ được nhận thêm 0,21 cổ phiếu của SHB (mệnh giá 10.000 VND). Đối với lợi ích cổ đông của SHB, sau khi sáp nhập HBB, trong năm 2012, cổ đông SHB cũ (theo danh sách chốt trước ngày sáp nhập) sẽ được hưởng thêm 0,21 cổ phiếu/1 cổ phiếu có quyền sở hữu.
Về khoản lỗ 4.066,5 tỷ đồng của HBB, SHB khẳng định lỗ của HBB theo đánh giá lại tài sản của công ty kiểm toán đến 29/2/2012 là 4.066,5 tỷ đồng. HĐQT của SHB đã đưa ra những phương án hết sức thuyết phục, minh bạch, hiệu quả và được Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 20 của SHB (diễn ra vào tháng 5 vừa qua) đồng tình ủng hộ, đánh giá cao và đồng thuận:
Sau ĐHĐCĐ của HBB, để đảm bảo lợi ích các cổ đông và tạo thuận lợi cho sự phát triển của SHB sau sáp nhập, HĐQT HBB và SHB đã xây dựng phương án trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ cho các khoản vay và trái phiếu Vinashin 2.236 tỷ đồng trong vòng 5 năm, mỗi năm là 447,2 tỷ đồng. Như vậy, số lỗ lũy kế của HBB tại thời điểm 29/2/2012 là 1.829 tỷ đồng chuyển sang SHB sau sáp nhập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét