Một cơ chế cứng rắn hơn cũng được đưa ra, trong trường hợp các TCTD yếu kém không muốn tự nguyện hợp nhất, sẽ bị bắt buộc phải sáp nhập, hoặc NHNN đứng ra chỉ đạo các NH thương mại mua lại cổ phần. Đây được xem là giải pháp mạnh tay của Chính phủ nhằm giải quyết triệt để những “ung nhọt” của hệ thống.
Hiện nay, theo tuyên bố của NHNN đang có khoảng trên dưới 10 TCTD rơi vào diện cần phải kiểm soát và cần được xử lý. Một chuyên gia trong ngành NH cho rằng, giải pháp hợp nhất giữa các TCTD sẽ khả thi hơn cả, thay vì NHNN phải ép buộc sáp nhập lại với nhau. “Theo tôi, chỉ khoảng giữa tháng 3 này hoặc cùng lắm cuối tháng sẽ có một số NH tuyên bố tự nguyện hợp nhất”, chuyên gia này nói.
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho rằng người gửi tiền không phải lo lắng. “Chúng ta từ trước tới nay cứ nghĩ rằng mua bán, sáp nhập giữa các NH là vấn đề gì đó rất đáng sợ, người dân không được thông tin rõ nên lúc nào cũng mang tâm lý sợ NH này đổ vỡ, NH kia phá sản. Thực tế, việc này diễn ra hết sức bình thường trong hoạt động của các NH, không có chuyện phá sản, đổ vỡ ở đây”, ông Lê nói.
Mua lại và làn sóng đổi chủ?
Có lẽ thời điểm các NH hợp nhất, sáp nhập với nhau thực sự là một làn sóng đang tới rất gần. Để chuẩn bị cho thời điểm đó, tổng giám đốc một NH TMCP lớn tại Hà Nội tiết lộ NH ông đã có kế hoạch để mua lại một NH khác. Trước xu hướng tái cơ cấu NH đang diễn ra rầm rộ, nhiều chuyên gia dự báo sẽ có rất nhiều nhà băng đổi chủ. Từ thị trường vàng, một đại gia lớn cũng đã quyết định nhảy vào lĩnh vực NH.
Một chuyên gia lâu năm trong ngành tài chính cho rằng, cơ quan quản lý cần có những giải pháp chặt chẽ, thận trọng, không để cuộc tái cơ cấu trở thành cuộc chơi và sân chơi của các đại gia.
>> Habubank và những lợi ích sau khi hết nợ xấu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét