>> Loại trừ nợ xấu - Habubank kiểm soát rủi ro lãi suất
>> Habubank và những lợi ích sau khi hết nợ xấu
Thương vụ lớn nhất sáp nhập là việc CTCP Kinh Đô (KDC) phát hành hơn 18,24 triệu cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của CTCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và CTCP Kido. Trong đó, KDC dùng 13.749.288 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu NKD (1,1 cổ phiếu NKD đổi 1 cổ phiếu KDC) và 4.495.455 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu Kido (1,1 cổ phiếu Kido đổi 1 cổ phiếu KDC). Vốn điều lệ của Kinh Đô sau sáp nhập là 1.195,178 tỷ đồng.
Tất cả các thương vụ trên đều diễn ra theo phương pháp cổ phiếu của công ty bị sáp nhập hủy niêm yết, trong khi công ty sáp nhập sẽ phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện mua lại 100% cổ phiếu của công ty bị sáp nhập. Tuy nhiên, trong trường hợp Habubank - SHB, giải thích của VCBS có thể dẫn đến cách hiểu rằng, cổ đông của cả hai ngân hàng đều được hoán đổi lấy cổ phiếu của một ngân hàng mới. Như vậy, cổ phiếu của ngân hàng mới này phải được xác định lại giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, hai ngân hàng có thể chọn giải pháp cùng hủy niêm yết, để sau khi sáp nhập có thể niêm yết lại với giá tham chiếu mới được xác định lại. Đây có lẽ là lời giải tối ưu nhất cho bài toán sáp nhập hai ngân hàng này mà không gây sự xáo trộn trên thị trường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét