Trước đây từ việc sáp nhập giữa 3 ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB) đã gây xôn xao không ít thì gần đây từ việc báo chí đưa tin Habubank nợ xấu mà việc sáp nhập lại lần nữa được diễn ra giữa Habubank và SHB. Như vậy có thể nói việc sáp nhập giữa các ngân hàng với nhau mang lại lợi ích không nhỏ.
Việc sáp nhập giúp Habubank hết nợ xấu
Ngân hàng Nhà nước đã ra thông điệp khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng. Xu hướng sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có thể xảy giữa các ngân hàng lớn với nhau, giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, giữa các ngân hàng nhỏ với nhau.
NHNN cho rằng, sáp nhập, hợp nhất ngân hàng là xu hướng tất yếu khách quan hiện nay để nâng cao khả năng cạnh tranh. Sáp nhập, hợp nhất ngân hàng đem lại giá trị gia tăng lớn hơn so với khi các ngân hàng đứng riêng rẽ nhờ đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô lớn hơn, tăng uy tín, thương hiệu, giảm chi phí, khai thác tối đa lợi thế kinh doanh của các bên tham gia, phát triển cơ sở khách hàng, màng lưới phân phối… Do đó, xu hướng sáp nhập, hợp nhất ngân hàng có thể xảy giữa các ngân hàng lớn với nhau, giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ, giữa các ngân hàng nhỏ với nhau.
Cách đây mấy hôm, NHNN đã ra thông điệp khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ TCTD. Trong đó khẳng định NHNN chủ trương khuyến khích các TCTD tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập, hợp nhất, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Để thực hiện chủ trương này, trường hợp cần thiết, NHNNcó thể có cơ chế hỗ trợ thích hợp nhằm đảm bảo việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD thành công, góp phần từng bước kiện toàn hệ thống các định chế tài chính Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định, phát triển bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét